Mô tả
Thành phần
Hoạt chất: Oxomemazin 0,033g, Guaifenesin 0,666g
Tá dược: Glycerol, acid citric khan, natri citrat, hương caramel tổng hợp, caramel (E150), đường saccharose, nước tinh khiết cho 100mL.
Chỉ định
– Thuốc này chứa chất kháng histamin là oxomemazin, và guaifenesin.
– Trị các chứng ho khan và ho kích thích nơi người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, đặc biệt là ho vào lúc chiều tối và ban đêm.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 40kg (12 tuổi); mỗi lần 10mL, ngày 4 lần.
Trẻ em: Liều dùng hàng ngày tùy thuộc cân nặng của trẻ (1mL sirô cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày), hay là:
– Trẻ từ 10 đến 20kg (tức từ 1 đến 6 tuổi): 5mL mỗi lần, ngày từ 2 đến 3 lần;
– Trẻ từ 20 đến 30kg (tức từ 6 đến 10 tuổi): 10mL mỗi lần, ngày từ 2 đến 3 lần
– Trẻ từ 30 đến 40kg (tức từ 10 đến 12 tuổi): 10mL mỗi lần, ngày từ 3 đến 4 lần.
Trong trường hợp cần thiết, liều dùng có thể lập lại với khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ.
Cách dùng: Thuốc dùng để uống.
Thuốc này có thể gây buồn ngủ. Liều mạnh nên để vào lúc chiều tối.
TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ NGHI NGỜ, NÊN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HAY DƯỢC SĨ.
Chống chỉ định
Không nên sử dụng thuốc trong các trường hợp sau đây:
– Dị ứng với các thành phần của thuốc và nhất là với kháng histamin.
– Tiền sử chứng mất bạch cầu hạt trong máu.
– Chứng khó tiểu do bệnh tuyến tiền liệt hay do các bệnh khác.
– Vài dạng bệnh tăng nhãn áp.
Không sử dụng thuốc này, chỉ trừ khi có ý kiến của bác sĩ:
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ hay trong thời kỳ cho con bú.
– Phối hợp với sultoprid.
TRONG TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ, NÊN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HAY DƯỢC SĨ.
Cảnh báo và thận trọng
Trong trường hợp sốt dai dẳng, có hay không kèm theo dấu hiệu viêm nhiễm (viêm họng..), tái xanh hay vã mồ hôi, cần phải báo gấp Bác sĩ điều trị.
– Không nên sử dụng thuốc này trong trường hợp ho có đàm. Vì trong trường hợp này ho là yếu tố tự nhiên để làm thông thoáng đường hô hấp. Nếu ho có đàm dẫn đến ứ tiết phế quản,ứ đàm, sốt nên hỏi ý kiến Bác sĩ.
– Nếu bệnh về phế quản và phổi kinh niên (kéo dài) kèm theo ho có đàm, nên hỏi ý kiến Bác sĩ.
– Không nên phối hợp một loại thuốc làm lỏng đàm trị bệnh dịch tiết phế quản (như thuốc long đàm, hay thuốc tiêu chất nhầy).
THẬN TRỌNG KHI DÙNG:
Không nên dùng thuốc này cho trẻ em dưới một tuổi.
Trong trường hợp có bệnh gan hay thận kéo dài, NÊN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ.
Việc dùng thuốc này cần phải có ý kiến Bác sĩ.
– Đối với người lớn tuổi:
– Có thể dẫn đến táo bón, chóng mặt hay mất ngủ.
– Có biểu hiện rối loạn tuyến tiền liệt.
– Đối với trẻ em: Trong trường hợp bị hen suyễn hay bị trào ngược dạ dày – thực quản.
– Trong trường hợp bệnh tim nặng hay động kinh. HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ, trước khi dùng thuốc kháng histamin này.
– Không dùng thức uống có rượu hay thuốc có chứa cồn trong thời gian điều trị
– Không được phơi nắng hay tiếp xúc với tia U.V trong thời gian điều trị.
– Trong trường hợp có bệnh tiểu đường hay kiêng đường, chú ý đến hàm lượng sacarose (3,7g cho mỗi liều dùng 5mL và 7,3g cho mỗi liều dùng 10mL).
TRONG TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ, NÊN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HAY DƯỢC SĨ.
Tác dụng phụ
THUỐC NÀY CÓ THỂ GÂY Ở MỘT SỐ NGƯỜI VÀI TÁC DỤNG PHỤ KHÓ CHỊU, trong trường hợp đó, NGƯNG THUỐC NGAY VÀ ĐẾN THAM VẤN BÁC SĨ.
Phản ứng dị ứng:
– Phát ban ngoài da (hồng ban, chàm, ban xuất huyết, mày đay), phù Quincke (mày đay dạng nổi lên trên mặt và trên cổ có thể làm khó thở), sốc phản vệ.
– Hiện tượng dị ứng da do ánh nắng.
– Suy giảm nặng bạch cầu trong máu có thể làm xuất hiện hay tái phát cơn sốt có hoặc không kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng.
– Sụt giảm bất thường các tiểu cầu máu có thể làm chảy máu mũi và nướu răng.
Các tác dụng khác hay xảy ra hơn như:
– Buồn ngủ, ngầy ngật, nhất là lúc mới bắt đầu điều trị.
– Rối loạn trí nhớ hay sự tập trung, chóng mặt.
– Mất phối hợp chức năng vận động, run rẩy.
– Lẫn, ảo giác.
– Khô miệng, rối loạn thị giác, bí tiểu, táo bón, đánh trống ngực, giảm huyết áp động mạch.
Rất hiếm thấy các dấu hiệu kích động (bồn chồn, nóng nảy, mất ngủ).
KHÔNG NÊN NGẦN NGẠI HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HAY DƯỢC SĨ, HÃY BÁO CHO HỌ BIẾT MỌI TÁC DỤNG NGOẠI Ý VÀ KHÓ CHỊU DO THUỐC GÂY RA MÀ CHƯA ĐƯỢC GHI TRONG TOA.
Tương tác với các thuốc khác
ĐỂ TRÁNH TƯƠNG TÁC THUỐC XẢY RA VỚI CÁC THUỐC KHÁC, ĐẶC BIỆT LÀ SULTOPRID, PHẢI BÁO CHO BÁC SĨ HAY DƯỢC SĨ BIẾT NHỮNG THUỐC BẠN ĐANG DÙNG.
Thuốc này có chứa chất kháng histamin, oxomemazin và guaifenesin. Để tránh trường hợp dùng quá liều, không nên phối hợp điều trị với các loại thuốc khác có cùng các chất này (xem liều dùng).
Bảo quản
Bảo quản thuốc ở 25°C – 30°C.
Lái xe
Lưu ý người lái xe và người vận hành máy móc về nguy cơ bị buồn ngủ khi sử dụng thuốc này. Hiện tượng này sẽ tác động mạnh thêm khi dùng các thức uống và các thuốc có chứa cồn.
TÁ DƯỢC CẦN BIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO VIỆC DÙNG THUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỆNH NHÂN: Thuốc này chứa glycerol và sacarose.
Thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ hay đang trong thời kỳ cho con bú, KHÔNG NÊN SỬ DỤNG thuốc này, chỉ trừ khi có ý kiến Bác sĩ. Nếu phát hiện có thai trong khi điều trị, hãy nhanh chóng đến tham vấn Bác sĩ, vì chỉ Bác sĩ mới có thể quyết định liều lượng thích hợp trong trường hợp này. Vào cuối thai kỳ, việc lạm dụng thuốc này có thể gây hại cho đứa bé. Vì vậy, luôn luôn phải hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng thuốc và không bao giờ dùng quá liều chỉ định và thời gian điều trị. Thuốc này đi qua sữa mẹ. Do có tính chất an thần, tránh dùng thuốc này trong thời gian cho con bú.
TRONG THỜI KỲ CÓ THAI HAY CHO CON BÚ, LUÔN LUÔN PHẢI HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HAY DƯỢC SĨ, TRƯỚC KHI SỬ DỤNG BẤT CỨ MỘT LOẠI THUỐC NÀO.
Đóng gói
Hộp 1 chai 90mL.
Hạn dùng
Không dùng quá thời hạn được ghi rõ trên bao bì. Hạn dùng: 60 tháng kể từ ngày sản xuất. Không được để quá 6 tháng sau khi đã mở chai thuốc.
Dược lực học
THUỐC KHÁNG HISTAMIN TOÀN THÂN, ATC code R06 AD08 – R05 CA03 (R: hệ hô hấp).
– Oxomemazin: Kháng histamin H1, một phenothiazine có chuỗi bên thuộc dây béo, được đặc trưng với:
+ Một tác dụng an thần rõ rệt ở liều thông dụng, có nguồn gốc histaminergic và adrenolytic trung ương,
+ Một tác dụng kháng cholin gây nên các tác dụng ngoại biên,
+ Một tác dụng adrenolytic ngoại biên, với các hậu quả huyết động tiềm năng (nguy cơ hạ huyết áp thế đứng).
Các kháng histamin đều có chung tính chất đối kháng, thông qua sự đối kháng cạnh tranh với tác dụng của histamin, ở những mức độ có thể đảo ngược khác nhau, trên da, phế quản, ruột và đặc biệt là mạch máu.
– Guaifenesin: Long đàm.
Dược động học
Không có thông tin về dược động học của oxomemazin.
Các đặc điểm chung của tất cả các kháng histamin, và đặc biệt là phenothiazine, có thể kể ra là:
– Độ sinh khả dụng thường là trung bình.
– Có khả năng chuyển hoá mạnh mẽ, với sự hình thành nhiều chất chuyển hoá, giải thích cho tỷ lệ rất thấp các chất không biến đổi trong nước tiểu.
– Thời gian bán hủy thay đổi nhưng thường dài, nên có thể dùng thuốc mỗi ngày một lần.
– Thể tích phân bố lớn nhờ tính tan trong mỡ của những chất này.
Các thay đổi sinh lý bệnh học: Nguy cơ tích lũy thuốc kháng histamin khi bị suy chức năng gan hoặc thận.
Thông tin khác
Sirô trị ho
Các thông tin và hướng dẫn được Ngành Công Nghiệp Dược, Ngành Y Tế và Tổ Chức Người Tiêu Dùng đưa ra:
– Sirô này là một loại thuốc trị ho. Ho là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân dẫn đến; nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản, cúm, dị ứng, hen suyễn, ho gà, kích ứng…
– Hơn nữa, việc sử dụng thuốc lá làm nặng thêm hoặc kéo dài ho.
– Luôn luôn phải tìm hiểu nguyên nhân gây ho để chữa trị, vì trong vài trường hợp, ho là một phương tiện đề kháng của cơ thể.
– Sirô này không được dùng trong thời gian dài; nếu ho dai dẳng, hãy hỏi ý kiến Bác sĩ hay đến tham vấn dược sĩ.
– Phải luôn tuân theo liều lượng chỉ định thì thuốc mới hiệu nghiệm.
– Nên lưu ý rằng đa số các loại thuốc sirô đều chứa một lượng đường đáng kể và đôi khi có chất cồn với liều thấp (xem công thức).