Hotline: 0963.784.701
Giao hàng toàn quốc: Viettel Post, VNPost, GHN, GHTK
Miễn phí giao hàng tại Tp HCM

Hotline: 02838.322.460
Di động: 0963.784.701

    Yêu cầu nhà thuốc gọi lại


    Thuốc kháng sinh Dalacin C 300mg

    208,000 

    TÌM ĐỐI TÁC KINH DOANH

    Đăng ký thành viên để xem ngay giá sỉ.
    Kính mời Doanh Nghiệp Hợp tác kinh doanh cùng chúng tôi.
    Nhận đóng toa Nhà Thuốc, Phòng khám, ….. trên toàn quốc.

    Mô tả

    Thành phần

    Hoạt chất: Clindamycin hydroclorid

    Clindamycin là kháng sinh bán tổng hợp tạo ra do thay thế 7(S)-cloro của nhóm 7(R)-hydroxyl của chất gốc lincomycin.

    Clindamycin hydroclorid là muối hydroclorid hydrat hóa của clindamycin. Mỗi viên nang chứa clindamycin hydroclorid tương ứng với 300mg clindamycin.

    Chỉ định

    Clindamycin có tác dụng điều trị những nhiễm khuẩn dưới đây do các vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm với thuốc hoặc các chủng vi khuẩn ái khí gram dương nhạy cảm với thuốc như liên cầu (streptococci), tụ cầu (staphylococci), phế cầu (pneumococci), và các chủng Chlamydia trachomatis nhạy cảm với thuốc.

    – Các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm viêm a-mi-đan, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa và bệnh tinh hồng nhiệt.

    – Các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, viêm mủ màng phổi và áp-xe phổi.

    – Các nhiễm khuẩn da và mô mềm bao gồm trứng cá, nhọt, viêm mô tế bào, chốc lỡ, các áp-xe và nhiễm khuẩn tại vết thương. Với các trường hợp nhiễm khuẩn da và mô mềm đặc hiệu như viêm quầng và viêm mé móng (panaritium) có đáp ứng tốt khi trị liệu với clindamycin.

    – Các nhiễm khuẩn xương và khớp bao gồm viêm xương tủy và viêm khớp nhiễm khuẩn.

    – Các nhiễm khuẩn phụ khoa bao gồm viêm nội mạc tử cung, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn âm đạo, áp-xe vòi-buồng trứng và viêm vòi trứng khi kết hợp với một thuốc kháng sinh phổ vi khuẩn gram âm ái khí thích hợp. Trong trường hợp viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis, điều trị clindamycin đơn thuần được nhận thấy là có hiệu quả loại sạch được vi khuẩn này.

    – Các nhiễm khuẩn trong ổ bụng bao gồm viêm phúc mạc và áp-xe trong ổ bụng khi cho cùng với một thuốc kháng sinh phổ vi khuẩn ái khí gram âm thích hợp.

    – Nhiễm trùng huyết và viêm nội tâm mạc. Hiệu quả của clindamycin đã được ghi nhận trong điều trị một số trường hợp viêm nội tâm mạc cụ thể, khi clindamycin ở nồng độ thích hợp có thể đạt được trong huyết thanh có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với vi khuẩn đang bị nhiễm.

    – Các nhiễm khuẩn răng miệng như áp-xe quanh răng (áp-xe nha chu) và viêm quanh răng (viêm nha chu).

    – Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (phân loại trước đây là Pneumocystis carinii) trên bệnh nhân AIDS. Ở bệnh nhân không dung nạp với hoặc không đáp ứng đầy đủ điều trị thông thường, clindamycin có thể sử dụng phối hợp với primaquin.

    – Sốt rét: Đối với chỉ định này, xin tham khảo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét do Bộ Y tế ban hành.

    – Điều trị dự phòng viêm màng trong tim trên bệnh nhân nhạy cảm/dị ứng với các kháng sinh penicillin.

    Trên in vitro, những vi khuẩn nhạy cảm với clindamycin gồm: B. melaninogenicus, B. disiens, B. bivius, Peptostreptococcus spp., G. vaginalis, M. mulieris, M. curtisii, Mycoplasma hominis.

    Liều dùng

    Liều dùng cho người lớn:

    Clindamycin hydroclorid viên nang (đường uống):

    300mg/lần mỗi 6,8,12 giờ hoặc 600mg/lần mỗi 8,12 giờ. Để tránh khả năng kích thích thực quản nên uống viên Clindamycin hydroclorid với một cốc nước đầy.

    Liều cho người cao tuổi:

    Các nghiên cứu dược động học của Clindamycin cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt lâm sàng giữa người trẻ và người cao tuổi với chức năng gan bình thường và chức năng thận (điều chỉnh theo tuổi) bình thường sau khi uống hoặc tiêm. Vì vậy không cần thiết phải điều chỉnh liều ở người cao tuổi mà chức năng gan bình thường và chức năng thận (điều chỉnh theo tuổi) bình thường (Xem mục các đặc tính dược động học)

    Liều dùng cho bệnh nhân suy thận

    Không cần thiết điều chỉnh liều Clindamycin ở bệnh nhân suy thận

    Liều dùng cho bệnh nhân suy gan

    Có thể phải xem xét điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy gan nặng

    Liều dùng cho những chỉ định đặc biệt

    – Nhiễm liên cầu bê-ta tan huyết:

    Tuân theo các liều chỉ định ở trên trong phần Liều dùng cho người lớn. Nên tiếp tục điều trị trong ít nhất 10 ngày.

    – Viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis:

    Clindamycin hydroclorid uống 600mg, 3 lần/ngày trong 10-14 ngày.

     Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci trên bệnh nhân AIDS:

    Uống 300mg Clindamycin hydroclorid mỗi 6 giờ hoặc 600mg mỗi 8 giờ trong 21 ngày và Primaquin 15 đến 30mg một lần mỗi ngày trong 21 ngày

    – Điều trị viêm a-mi-đan/Viêm họng cấp do liên cầu:

    Liều Clindamycin hydroclorid viên nang 300mg, uống 2 lần một ngày trong 10 ngày.

    – Điều trị sốt rét:

    Viên nang Clindamycin hydroclorid (đường uống)

    Với chỉ định này, xin tham khảo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét mới nhất do Bộ Y tế ban hành.

     Dự phòng viêm nội mạc ở bệnh nhân nhạy cảm với Penicillin:

    Clindamycin hydroclorid viên nang (đường uống)

    Người lớn: 600mg 1 giờ trước khi phẫu thuật; trẻ em: 20mg/kg 1 giờ trước khi phẫu thuật.

    Chống chỉ định

    Chống chỉ định clindamycin ở bệnh nhân trước đây có tiền sử dị ứng với clindamycin hoặc lincomycin hoặc bất kỳ thành phần nào trong công thức.

    Thận trọng

    Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, bao gồm cả những phản ứng da nghiêm trọng như phản ứng do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa eosin và những triệu chứng toàn thân (DRESS), hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử biểu bì do nhiễm độc (TEN), và ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) đã được báo cáo ở bệnh nhân được điều trị bằng Clindamycin. Nếu bị phản ứng quá mẫn hoặc phản ứng da nghiêm trọng, nên ngừng dùng clindamycin và tiến hành điều trị bằng liệu pháp thích hợp (xem mục Chống chỉ định và mục Tác dụng không mong muốn).

    Viêm đại tràng giả mạc được báo cáo với hầu hết các thuốc kháng sinh bao gồm clindamycin với mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do vậy, điều quan trọng là cân nhắc chẩn đoán trên các bệnh nhân có các dấu hiệu của tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh.

    Điều trị bằng thuốc kháng sinh làm thay đổi hệ sinh vật của đại tràng và có thể tạo cơ hội cho clostridia tăng cường vượt mức. Các nghiên cứu cho thấy độc tạo ra ra do Clostridium diffcile là nguyên nhân đầu tiên gây ra viêm đại tràng do kháng sinh. Sau khi xác định chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc ban đầu, cần cân nhắc việc quản lý bù nước và chất điện giải, bổ sung protein, và điều trị với một kháng sinh có hiệu quả lâm sàng với viêm ruột kết do Clostridium difficile.

    Do clindamycin không khuyếch tán nhiều vào dịch não tủy, không nên dùng thuốc để điều trị viêm màng não.

    Nếu điều trị kéo dài, nên theo dõi chức năng gan, thận và giám sát công thức máu. Sử dụng clindamycin có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh quá mức các sinh vật không nhạy cảm, đặc biệt là nấm.

    Tiêu chảy do Clostridium difficile (Clostridium difficile associated diarrhea – CDAD) đã được báo cáo khi sử dụng đối với hầu hết các thuốc kháng sinh, bao gồm clindamycin, và mức độ có thể từ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng dẫn đến tử vong. Điều trị bằng các thuốc kháng sinh sẽ làm thay đổi quần thể vi sinh tự nhiên của ruột dẫn tới sự phát triển quá mức của C. difficile.

    Clostridium difficile sinh ra độc tố A và B góp phần làm phát triển CDAC. Các chủng C. difficlie sinh nhiều độc tố là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, vì các nhiễm khuẩn này có thể khó chữa khi dùng các liệu pháp kháng sinh và có thể cần phải cắt bỏ đại tràng. Cần phải nghĩ đến bệnh CDAD ở tất cả các bệnh nhân xuất hiện tiêu chảy sau khi dùng các chất kháng khuẩn. Cần ghi bệnh án cẩn thận vì đã có báo cáo CDAD xảy ra sau hơn 2 tháng kể từ khi điều trị bằng kháng sinh.

    Tác dụng phụ:

    Clindamycin có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc do độc tố của Clostridium difficile tăng quá mức. Ðiều này xảy ra khi những vi khuẩn thường có ở đường ruột bị clindamycin tiêu diệt (đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân suy giảm chức năng thận).
    Ở một số bệnh nhân (0,1 – 10%) viêm đại tràng giả mạc có thể phát triển rất nặng và dẫn đến tử vong. Viêm đại tràng giả mạc được đặc trưng bởi: Đau bụng, tiêu chảy, sốt, có chất nhầy và máu trong phân. Soi trực tràng thấy những mảng trắng vàng trên niêm mạc đại tràng.
    Tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa chiếm khoảng 8% bệnh nhân.
    Thường gặp:

    Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy do clostridium difficile.
    Ít gặp:

    Mày đay, phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp, viêm tắc tĩnh mạch sau khi tiêm tĩnh mạch.
    Hiếm gặp:

    Sốc phản vệ, tăng bạch cầu ưa eosin và giảm bạch cầu trung tính có hồi phục, viêm đại tràng giả mạc, viêm thực quản, tăng transaminase gan có hồi phục.

    Tương tác với các thuốc khác

    Tác dụng đối kháng giữa Clindamycin và Erythromycin đã được nhận thấy trong nghiên cứu in vitro. Do có ý nghĩa đáng kể về lâm sàng, không nên dùng 2 thuốc này đồng thời. Clindamycin được thấy có đặc tính chẹn thần kinh cơ nên có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chẹn thần kinh cơ. Do vậy, cần thận trọng trên các bệnh nhân đang dùng các thuốc này.

    Thuốc chống đông kháng vitamin K

    Đã có báo cáo về tăng các chỉ số xét nghiệm về đông máu (PT/INR) và/hoặc xuất huyết ở những bệnh nhân được điều trị bằng Clindamycin kết hợp với một thuốc chống đông kháng vitamin K (ví dụ như warfarin, acenocoumarol và fluindione). Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi các liên kết quả xét nghiệm đông máu ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K.

    Bảo quản

    Không bảo quản ở nhiệt độ trên 30°C

    NHÀ THUỐC VŨ TÙNG

    Điện thoại: 02838.322.460 – 0963.784.701

    Email: nhathuocvutung@gmail.com

    Địa chỉ: 192 Lê Hồng Phong, P.4, Q.5, Tp.HCM

    Giờ: 6h30-21h Thứ 2-CN (Không nghỉ lễ)